Văn Chấn xây dựng Kế hoạch cải thiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường

Thứ ba - 28/05/2024 07:59
- Văn Chấn phấn đấu năm 2024 sẽ có 98% cơ sở y tế trên địa bàn có công trình, thiết bị, hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật. Trung tâm Y tế huyện, UBND các xã, thị trấn và các tổ chức, cá nhân quan tâm thực hiện tiêu chí tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường đảm bảo tối thiểu 90% đạt yêu cầu trong năm 2024 và 95% đạt yêu cầu từ năm 2025 đến 2030.

Đó là một phần trong Kế hoạch Cải thiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Văn Chấn đến năm 2030 do UBND huyện Văn Chấn vừa xây dựng nhằm thực hiện Kế hoạch số 78 của UBND tỉnh Yên Bái về cải thiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường (PEPI) trên địa bàn tỉnh đến năm 2030.

van chan
Hội viên và phụ nữ xã Suối Bu, huyện Văn Chấn tham gia vệ sinh môi trường.

Theo Kế hoạch này, Văn Chấn sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các cơ quan, tổ chức, các tầng lớp nhân dân nâng cao ý thức, nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác bảo vệ môi trường, từ đó nâng cao trách nhiệm, từng bước thay đổi hành vi trong công tác bảo vệ môi trường. 

Huyện tập trung cải thiện, nâng cao kết quả đánh giá về tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải từ 50 m3/ngày trở lên có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, trong đó sẽ nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư mới trên địa bàn huyện; rà soát, đôn đốc, yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động trên địa bàn có phát sinh nước thải nếu vượt ngưỡng cho phép phải thực hiện đánh giá hiệu quả xử lý của công trình xử lý nước thải hiện có, nâng cấp, cải tạo hoặc đầu tư mới hệ thống xử lý nước thải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo quy định. 

Cùng với các chỉ tiêu về xử lý nước thải, chất thải nguy hại đã nêu trên, huyện sẽ tập trung thực hiện tiêu chí tỷ lệ rác thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn; nâng cao tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường tại đô thị và tại nông thôn; nâng cao tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung; nâng cao tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh. Tăng cường tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân và người dân thực hiện tốt các quy định Luật Lâm nghiệp và các quy định liên quan về công tác quản lý, bảo vệ rừng để thực hiện tiêu chí về tỷ lệ rừng tự nhiên bị cháy, chặt phá. 

Cùng đó, nâng cao tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường; số lượng công chức, cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên 1 triệu dân và tiêu chí tỷ lệ xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng đạt 100%. 

>> Văn Chấn chú trọng tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường

Huyện phấn đấu những chỉ số từng bước nâng cao kết quả đánh giá, trong đó UBND các xã sẽ lập dự án, phương án đóng cửa đối với các bãi chôn lấp rác thải rắn sinh hoạt không hợp vệ sinh. Phấn đấu nâng cao tỷ lệ hài lòng của người dân đối với chất lượng môi trường sống thông qua tuyên truyền về kết quả công tác bảo vệ môi trường và tổ chức khảo sát, điều tra xã hội học để đánh giá sự hài lòng của người dân về môi trường sống, trong đó bảo đảm sự tham gia của người dân tại các khu vực đô thị, nông thôn, vùng thấp, vùng cao, bảo đảm tính khoa học, khách quan. 

Việc xây dựng kế hoạch, triển khai cải thiện Bộ tiêu chí PEPI theo kế hoạch của tỉnh Yên Bái sẽ góp phần cải thiện thứ hạng năm 2024 của tỉnh đạt tối thiểu là 50 trong bảng xếp hạng Chỉ số bảo vệ môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; từ năm 2025 đến năm 2030, đưa Yên Bái vào và duy trì ở thứ hạng từ 35 đến 40 trong bảng xếp hạng này. Đây là mục tiêu của Kế hoạch Cải thiện Bộ chỉ số PEPI của tỉnh Yên Bái đến năm 2030. 
Các chỉ tiêu tỉnh Yên Bái tập trung cải thiện, nâng cao kết quả đánh giá các chỉ số trong thời gian tới gồm:

1) Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được xử lý đạt quy chuẩn môi trường;

 (2) Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải từ 50 m3/ngày (24 giờ) trở lên có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

(3) Tỷ lệ khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

(4) Tỷ lệ cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

(5) Tỷ lệ bệnh viện, trung tâm y tế có công trình, thiết bị, hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

(6) Số lượng phương tiện giao thông công cộng trên 10.000 dân đô thị;

(7) Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường;

(8) Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn;

(9) Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;

(10) Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung

(11) Tăng tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh;

(12) Tỷ lệ diện tích đất của các khu bảo tồn thiên nhiên đã được thành lập trên tổng diện tích đất quy hoạch cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;

(13) Tỷ lệ diện tích rừng trồng mới tập trung trên diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp;

(14) Giảm mạnh diện tích rừng tự nhiên bị cháy, chặt phá;

(15) Đầu tư các trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí tại các đô thị loại IV trở lên trên 10.000 dân đô thị;

(16) Số lượng các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định của pháp luật;

(17) Tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường;

(18) Số lượng công chức, cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên 1 triệu dân;

(19) Duy trì xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng.

– Từng bước nâng cao kết quả đánh giá các chỉ số gồm:

(1) Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh;

(2) Tỷ lệ số khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo;

(3) Sản lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo;

(4) Tỷ lệ hài lòng của người dân đối với chất lượng môi trường sống.

Nguồn tin: Văn Dương – Báo Yên Bái

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

10 năm hoạt động

TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC MIỀN NÚI (SUDECOM) Địa chỉ: Ngõ 332 – Đường Đinh Tiên Hoàng, Tổ 3, Phường Yên Thịnh, TP. Yên Bái, Tỉnh Yên Bái ĐT: 02163851198 – Fax: 02163892397 E-mail: office.sudecom@gmail.com  Trung tâm hỗ trợ phát triển bền vững...

10 năm thành lập Sudecom
Thăm dò ý kiến

Bạn biết về SUDECOM qua đâu?

Sudecom Fanpage
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây