Sudecom tổ chức Hội thảo “Phát huy hiệu quả chính sách hỗ trợ phong trào thanh niên Yên Bái khởi nghiệp, giai đoạn 2021 - 2023”

Thứ ba - 23/07/2024 10:19
Ngày 16 tháng 07 năm 2024, tại Khách sạn Hoa Mai, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái, Trung tâm Hỗ trợ phát triển bền vững cộng đồng các dân tộc miền núi (SUDECOM) tổ chức Hội thảo “Phát huy hiệu quả chính sách hỗ trợ phong trào thanh niên Yên Bái khởi nghiệp, giai đoạn 2021 - 2023”.

Tham gia Hội thảo gồm có: Đại diện lãnh đạo tỉnh: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái; Đại diện các cơ quan chính quyền tham mưu cho tỉnh về chính sách hỗ trợ phong trào thanh niên khởi nghiệp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Lao động thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái; Đại diện các tổ chức chính trị xã hội và đoàn thể: Liên Minh Hợp tác xã, Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân, Liên Hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Yên Bái, Trường Cao đẳng nghề, Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Giáo dục nghề nghiệp tỉnh Yên Bái, Trung tâm hỗ trợ phụ nữ, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Yên Bái, Hiệp hội Doanh nghiệp và Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Yên Bái; Đại diện các ngân hàng: Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  Chi nhánh tỉnh Yên Bái; Đại biểu các tổ chức đoàn thể và các phòng ban liên quan của các huyện: Văn Chấn,  Yên Bình, Trấn Yên và Thành phố Yên Bái; Các thành viên trong Ban Chủ nhiệm đề tài nhiệm vụ Hội thảo.

02
Bà Lê Thị Hồng Hiệp - Giám đốc - chủ tịch Hội Đồng khoa học SUDECOM
Chủ trì khai mạc Hội thảo, thông qua mục đích ý nghĩa, nhiệm vụ của Hội thảo;

Hội thảo tư vấn phản biện“Phát huy hiệu quả chính sách hỗ trợ phong trào thanh niên Yên Bái khởi nghiệp, giai đoạn 2021-2023” thực hiện quyết định số 382/QĐ-LHHVN của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Các đại biểu tham dự Hội thảo đại diện trình bày các báo cáo tham luận và Khẳng định những mặt tích cực, những mặt tồn tại, hạn chế của chính sách, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách; và đề xuất, kiến nghị với HĐND, UBND tỉnh, chính phủ điều chỉnh, bổ sung, đóng góp vào việc hoàn thiện cơ chế, chính sách cho phù hợp trong những năm tới. Tóm tắt các nội dung chính như sau:

* Những thành tựu đạt được:

1.100% cán bộ Đoàn, Hội chuyên trách các cấp và cán bộ các sở, ngành tham gia triển khai Đề án được nâng cao nhận thức, phương pháp hỗ trợ thanh niên về khởi nghiệp, phát triển kinh doanh(Đạt 100% chỉ tiêu Đề án).

2.70% đoàn viên, thanh niên được tuyên truyền, nâng cao nhn thức về khởi nghiệp, phát triển kinh tế (Đạt 100% chỉ tiêu Đề án).

3. 300 thanh niên được tập huấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, khởi sự kinh doanh; 1.000 thanh niên được tư vấn định hướng nghề, hỗ trợ kiến thức khởi sự kinh doanh (Kết quả: tập huấn khởi sự kinh doanh cho 840 cán bộ, đoàn viên thanh niên, đạt 280%; 1080 thanh niên được tư vấn định hướng nghề, hỗ trợ kiến thức khởi sự kinh doanh, đạt 108%).

4. 600 ý tưởng khởi nghiệp của thanh niên trong các lĩnh vực được xây dựng thành dự án; trong đó 40 dự án được triển khai thực hiện trong thực tế (Kết quả:561 Ý tưởng khởi nghiệp của thanh niên trong các lĩnh vực được xây dựng thành dự án, đạt 93,5%;45 dự án được triển khai trong thực tế thông qua các Cuộc thi ý tưởng, dự án khởi nghiệp và đồng hành triển khai sau cuộc thi, đạt 112%).

5. Thành lập mới 20 doanh nghiệp, hợp tác xã do thanh niên làm nòng cốt (Kết quả: thành lập mới 84 doanh nghiệp, hợp tác xã do thanh niên làm nòng cốt, đạt 420%).

03
Ông Lương Mạnh Hải - Trưởng ban Phong trào - Phó chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp thanh
niên Việt Nam tỉnh Yên Bái đã thông qua Báo cáo đánh giá kết quả đoàn thanh niên tỉnh
Yên Bái giai đoạn 2021-2023 thực hiện quyết định số 1641/QĐ-UBND của UBND tỉnh Yên Bái.

* Những hạn chế cần cải thiện:

(1) Công tác thông tin tuyên truyền mặt nào vẫn chưa thu hút được nhiều sự quan tâm chú ý của tầng lớp thanh niên. Khi mới bắt đầu khởi nghiệp, thanh niên còn gặp nhiều thách thức, hạn chế như thiếu nền tảng kiến thức tổng quát, về kinh doanh quản trị, thiếu kiến thức về phát triển và hoàn thiện sản phẩm; thiếu vốn kinh doanh để phát triển doanh nghiệp, sản phẩm, đổi mới công nghệ; thiếu hiểu biết pháp luật liên quan đến kinh doanh, tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ;

(2) Nhận thức một bộ phận người lao động về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, về giáo dục nghề nghiệp; việc lựa chọn học nghề trước khi tham gia thị trường lao động còn hạn chế;

(3)Thanh niên còn gặp khó khăn khi tìm kiếm thông tin về các nguồn đầu tư, các chương trình và các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, xây dựng mô hình áp dụng khoa học kỹ thuật;

(4) Việc vay vốn để phát triển kinh tế còn gặp trở ngại: Thanh niên mới lập gia đình chưa mạnh dạn vay vốn, Nhiều dự án khởi nghiệp của đoàn viên, thanh niên có nhu cầu vay vốn với số tiền lớn, với số tiền vay như vậy theo qui định phải thế chấp tài sản nhưng hầu hết đoàn viên, thanh niên là những người trẻ tuổi sống cùng bố mẹ không có tài sản để thế chấp khi vay vốn; thị trường sản phẩm đầu ra khó khăn khó có khả năng hoàn vốn.

(5) Chưa có chương trình, kế hoạch cụ thể hỗ trợ các dự án trở thành những mô hình, doanh nghiệp khởi nghiệp; Số lượng các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã do thanh niên thành lập duy trì hoạt động có hiệu quả còn hạn chế; HTX thanh niên được thụ hưởng chính sách còn rất hạn chế, hầu như mới chỉ tiếp cận được chính sách hỗ trợ thành lập mới;

(6) Một số chủ cơ sở sản xuất sản phẩm còn chưa quan tâm đến việc phát triển bán hàng trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử; trình độ về hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế. Nhiều sản phẩm mẫu mã; bao bì còn hạn chế.

(7) Thanh niên chưa có nhiều cơ hội được tiếp cận với các chính sách hỗ trợ dành cho thanh niên, cụ thể: Đối với chính sách hướng nghiệp, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm, chính sách vay vốn các chương trình.

(8) Công tác phối hợp, triển khai Đề án giữa các cấp, các ngành, địa phương: còn chưa đồng bộ, nhịp nhàng.

(9) Việc tham mưu vận dụng chính sách hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế thông qua vận dụng các nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu Quốc gia, các đề án, chương trình còn hạn chế.

(10) Chưa có xây dựng được nguồn quỹ chủ động để hỗ trợ thanh niên có dự án khởi nghiệp khả thi để hỗ trợ.

(11) Các mô hình khởi nghiệp của đoàn viên thanh niên chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ, quy mô còn nhỏ, doanh thu thấp chưa vươn ra được các thị trường lớn.

* Nguyên nhân:

(1) Công tác tham mưu của đội ngũ cán bộ Đoàn Hội các cấp còn hạn chế.

(2) Một số địa phương chưa thực sự quan tâm sâu sát, tạo điều kiện cho đoàn viên, thanh niên được thu hưởng các cơ chế và nguồn lực để triển khai các mô hình phát triển kinh tế.

(3) Điều kiện nguồn lực của thanh niên còn khó khăn.

(4) Công tác tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp ở một số địa phương, đơn vị còn hạn chế.

(5) Về phát triển HTX do thanh niên làm chủ việc triển khai, hướng dẫn thực hiện chính sách chưa kịp thời, một số tiêu chí thụ hưởng chưa thực sự phù hợp với thực tiễn.

* Giải pháp:

Một là: Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền và các hoạt động truyền cảm hứng, cổ vũ, động viên thanh niên mạnh dạn, tự tin thực hành các dự án khởi nghiệp; Hỗ trợ xây dựng, quản lý các dự án sáng kiến khởi nghiệp của thanh niên.

Hai là: Có các đề án hỗ trợ đoàn thanh niên cấp tỉnh, huyện tổ chức các khóa tập huấn, nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng về lập kế hoạch, quản lý, vận hành các mô hình, sáng kiến khởi nghiệp do thanh niên làm chủ hiệu quả.

Ba là: Phát động, triển khai hướng dẫn đoàn viên thanh niên xây dựng các dự án phát triển kinh tế thông qua các lớp tập huấn, triển khai các cuộc thi tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp; xây dựng kho dữ liệu ý tưởng khởi nghiệp làm nguồn dữ liệu tham khảo để thanh niên Yên Bái vận dụng, phát triển ý tưởng khởi nghiệp của bản thân.

Bốn là: Xây dựng các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp do thanh niên làm chủ, mô hình sáng tạo khởi nghiệp trong thanh niên theo hướng liên kết bền vững gắn sản xuất với tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm.

Năm là: Ngân hàng chính sách xã hội, các ngân hàng vận dụng cơ chế hỗ trợ vốn vay thủ tục đơn giản, thuận lợi để thanh niên được vay vốn với mức phù hợp với mô hình khởi nghiệp.

Sáu là: Tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); đẩy mạnh công nghệ chế biến sâu, áp dụng chuyển đổi số trong quá trình sản xuất để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, chủ động tham gia vào các chuỗi giá trị hình thành trong Chương trình OCOP;

Bảy là: Xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm cho các sáng kiến khởi nghiệp, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của các sáng kiến khởi nghiệp của thanh niên về quy trình xây dựng thương hiệu,

Tám là: Tổ chức cho thanh niên đi tham quan thực tế, học tập mô hình làm kinh tế phù hợp để tư vấn;

Chín là: Xã hội hóa công tác khởi nghiệp, vận động các doanh nghiệp, doanh nhân, đặc biệt là hội viên Hội doanh nhân trẻ tỉnh hỗ trợ, hướng dẫn thanh niên khởi nghiệp.

* Kiến nghị: Tổng 115 kiến nghịcủa 20 báo cáo, Tóm tắt trong 13 đề xuất sau:

Một là: Các ngành liên quan được Ủy ban nhân dân giao nhiệm vụ tại quyết định 1641/QĐ-UBND của UBND tỉnh Yên Bái về Quyết định phê duyệt Đề án “Hỗ trợ, phát triển phong trào thanh niên Yên Bái khởi nghiệp giai đoạn 2021- 2025” cần có kế hoạch triển khai hỗ trợ thanh niên một cách đồng bộ hơn.

Hai là: Đề nghị chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở cần quan tâm sâu sát, tạo điều kiện cho đoàn viên, thanh niên được thu hưởng các cơ chế và nguồn lực các chương trình để triển khai các mô hình phát triển kinh tế.

Ba là: Đề nghị các ngân hàng, đặc biệt là Ngân hàng chính sách xã hội quan tâm ưu tiên hỗ trợ hướng dẫn thanh niên có ý tưởng khởi nghiệp, kinh doanh được vay vốn thuận lợi.

Bốn là: Đề nghị các doanh nghiệp, nhất là Hội doanh nhân trẻ tỉnh tích cực vào cuộc hỗ trợ thanh niên có ý tưởng khởi nghiệp như: hướng dẫn khởi sự kinh doanh, kỹ năng kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm...;

Năm là: Đoàn thanh niên các cấp cần phát huy sáng tạo vận động xây dựng nguồn quỹ khởi nghiệp để chủ động hỗ trợ thanh niên có dự án khởi nghiệp khả thi sẽ thuận lợi và hiệu quả cao hơn.

Sáu là: Đề nghị Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp thanh niên tỉnh Yên Bái đẩy mạnh công tác định hướng về tư tưởng, thái độ, truyền cảm hứng cho thanh niên để thanh niên có được niềm tin vào các chính sách của nhà nước, tự tin, mạnh dạn, quyết tâm lập thân, lập nghiệp.

Bảy là: Đổi mới phương pháp và nội dung sinh hoạt Đoàn có các buổi sinh hoạt chuyên đề về định hướng nghề nghiệp, mời các thanh niên đã khởi nghiệp thành công tới giao lưu, chia sẻ, truyền cảm hứng lập thân, lập nghiệp cho thanh niên địa phương; sử dụng các kênh mạng xã hội để chia sẻ thông tin, kiến thức, phổ biến kinh nghiệm khởi nghiệp cho thanh niên...

Tám là: Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Hỗ trợ, phát triển phong trào thanh niên Yên Bái khởi nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 bằng các kế hoạch, chương trình cụ thể, thiết thực. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan để triển khai các đề án, chương trình hướng nghiệp, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đào tạo kỹ năng sống, kỹ năng khởi nghiệp; bồi dưỡng kiến thức về pháp luật, quyền sở hữu trí tuệ, hỗ trợ pháp lý cho thanh niên; tổ chức các hội nghị tư vấn hướng nghiệp, tư vấn về các chính sách hỗ trợ cho thanh niên.

Chín là: Xây dựng và triển khai các chương trình phát triển toàn diện cho thanh niên; từ phát triển bản thân đến các kiến thức lịch sử - văn hóa - xã hội -  tự nhiên -  con người của địa phương; qua đó góp phần giúp thanh niên chủ động tìm hiểu bổ sung kiến thức, góp phần hình thành nên nhiều ý tưởng khởi nghiệp tạo nên sự khác biệt trong mỗi sản phẩm địa phương.

Mười là: Tổ chức các chương trình, các cuộc thi về ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp, các diễn đàn về khởi nghiệp; các chương trình giao lưu, tham quan mô hình khởi nghiệp thành công của thanh niên trong và ngoài tỉnh để thanh niên có cơ hội tiếp cận thông tin, mở mang kiến thức, trải nghiệm, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm từ các thanh niên đã thành công.

Mười một là: Tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ hoạt động vay vốn ủy thác cho thanh niên phát triển kinh tế tại địa phương. Kết nối ý tưởng khởi nghiệp của thanh niên địa phương với các nhà tài trợ tiềm năng, các quỹ đầu tư trong và ngoài tỉnh để huy động và thu hút thêm nguồn lực hỗ trợ thanh niên phát triển các ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp.

Mười hai là: Phát huy vai trò của tổ chức đoàn các cấp, nhất là ở khu vực nông thôn. Khuyến khích thành lập các câu lạc bộ thanh niên khởi nghiệp tại các cơ sở Đoàn. Các cán bộ Đoàn cần tích cực đồng hành với thanh niên trong lập thân, lập nghiệp và khởi nghiệp nhằm tạo điều kiện cho thanh niên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương mình; đẩy mạnh vận động, hướng dẫn đoàn viên, thanh niên áp dụng khoa học, kỹ thuật vào phát triển kinh tế.

Mười ba là: Tham mưu tổ chức, gặp gỡ đối thoại giữa cấp ủy, chính quyền với thanh niên để thanh niên có cơ hội trực tiếp bày tỏ nguyện vọng, tâm tư, mong muốn và kịp thời giải quyết, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn của thanh niên. Thường xuyên theo dõi, nắm bắt nguyện vọng của đoàn viên, thanh niên để định hướng tư vấn nghề nghiệp phù hợp.

04
Đ/c Bùi Ngọc Dũng - Bí thư ĐTNCSHCM huyện
Văn Chấn - phát biểu tham luận tại Hội thảo

Trung SUDECOM sẽ tổng hợp các ý kiến giải pháp, khuyến nghị, ý kiến đóng góp các sở, ngành, đơn vị, chỉnh sửa vào báo cáo trình Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và có công văn gửi tới các cơ quan liên quan của tỉnh Yên Bái nghiên cứu, bổ sung chính sách phát triển phong trào thanh niên Yên Bái khởi nghiệp hiệu quả hơn.

Tác giả bài viết: TC

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về SUDECOM

Trung tâm Hỗ trợ phát triển bền vững cộng đồng các dân tộc miền núi (SUDECOM) Tên viết tắt: SUDECOM Tên cơ quan: Trung tâm Hỗ trợ phát triển bền vững cộng đồng các dân tộc miền núi Giám đốc: Lê Thị Hồng Hiệp Địa chỉ:  Tổ 3, phường Yên Thịnh, TP. Yên Bái, Yên Bái (cách km6,...

10 năm thành lập Sudecom
Thăm dò ý kiến

Bạn biết về SUDECOM qua đâu?

Sudecom Fanpage
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây