Một số hoạt động phòng ngừa và ứng phó với thảm họa thiên tai tại xã Yên Thành

Chủ nhật - 14/05/2017 09:55
Yên Thành là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Bình- Tỉnh Yên Bái . Dân tộc Dao chiếm 94,4%. Do thời tiết khắc nghiệt thường xảy ra như rét hại, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán kéo dài,...Các thôn thường xuyên bị rủi ro của thiên tai như ngập úng, lũ quyét, sạt lở. Thôn ít trên 10ha, thôn nhiều trên 30ha. Nhà cửa bị cuốn trôi, sập đổ, vùi lấp, tốc mái 73 nhà;
Năm 21011-2012 SUDECOM được sự hỗ trợ của ban cứu trợ khẩn cấp Đức, đã triển khai mô hình giảm nhẹ, phòng ngừa và ứng phó với thảm hoạ thiên nhiên tại 4 thôn của xã Yên Thành.

- Trung tâm SUDECOM đã phối hợp tổ chức được 15 các lớp huấn cho 490 người về các kiến thức phòng ngừa và ứng phó thiên tai, kỹ năng ứng phó nhanh cho các thành viên Ban chỉ huy phòng chống bão lụt tìm kiếm cứu hộ cứu nạn xã và 7 đội ứng phó nhanh cấp thôn.Tổ chức 39 cuộc truyền thông cho 1223 người dân và học sinh tham dự về phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, đa dạng sinh thái và bảo vệ môi trường.

- Trung tâm đã tổ chức đánh giá trực tiếp 100% số hộ dân tại 11 thôn về tình trạng nguy cơ rủi ro thiên tai đưa vào kế hoạch di rời tái định cư của xã;
- Lắp đặt hệ thống thu phát không dây cảnh báo sớm về thiên tai cho người dân tại 5 thôn, dự án đã trang bị tiếp cho 11 đội ứng phó nhanh của thôn còn lại xã Yên Thành các thiết bị để phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, như: áo phao, túi sơ cứu thương, cáng cứu thương, xe cải tiến cho đội ứng phó nhanh của 11 thôn.
Trang bị cho 254 hộ gia đình nghèo, có nguy cơ thiên tai cao của xã các loại phương tiện, gồm có: 300 thùng nhựa có nắp đậy 250 hòm tôn nhỏ cho hộ dễ bị tổn thương khó khăn để đựng giấy tờ quan trọng của gia đình; 250 chiếc đèn pin, 250 đôi pin và 250 chiếc áo đi mưa.
- Dự án đã tập huấn về kiến thức trồng rừng, bổ xung cây bản địa, bảo vệ rừng, khai thác rừng đúng quy trình cho hộ dân của 11 thôn.
- Hỗ trợ hộ có nguy cơ cao 1800 cây trám ghép và 600 cây sấu cho 120, trồng rừng phòng hộ tại 11 thôn của xã;
Dự án hỗ trợ kỹ thuật xây và sử dụng bếp tiết kiệm củi cho 40 hộ dân. Sau khi lớp tập huấn kết thúc đến nay 100% các hộ được dự án hỗ trợ đã hoàn thành xây bếp và đi vào sử dụng tốt. Đến nay mô hình bếp đã tăng 97 hộ trong toàn xã; hỗ trợ cho 40 mô hình chăn nuôi gà thả vườn cho các hộ gia đình dễ bị tổn thương, với tổng số 1200 con gà giống , thức ăn cho gà.
Dự án đã tác động:
* Nhận thức của cán bộ nòng cốt cấp xã, 11 thôn và người dân về về phòng ngừa ứng phó và khắc phục những hậu quả thiên tai được nâng lên rõ rệt;
* Các mô hình đầu tư đã đáp ứng đúng nhu cầu người dân, đã nâng cao được rõ rệt kiến thức và kỹ thuật thực hành các mô hình sinh kế, đặc biệt các mô hình dự án có sức lan tỏa tới cộng đồng, ví dụ mô hình chăn nuôi gà thả vườn, mô hình bếp tiết kiệm củi.
* Cấp ủy, chính quyền, Mặt Trận Tổ quốc; Ban quản lý dự án các cấp, các cơ quan liên quan và đội ngũ tình nguyện viên cấp thôn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, hợp tác chặt chẽ trong nhiệm vụ phòng ngừa thảm họa thiên tập huấn phòng ngừa và ứng phó với thảm họa tai.
 
Picture4
Tập huấn cứu nạn cứu hộ
Picture7
Trao thùng chứa nước ứng phó với thiên tai

Tác giả bài viết: Vũ Quang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về SUDECOM

Trung tâm Hỗ trợ phát triển bền vững cộng đồng các dân tộc miền núi (SUDECOM) Tên viết tắt: SUDECOM Tên cơ quan: Trung tâm Hỗ trợ phát triển bền vững cộng đồng các dân tộc miền núi Giám đốc: Lê Thị Hồng Hiệp Địa chỉ:  Tổ 3, phường Yên Thịnh, TP. Yên Bái, Yên Bái (cách km6,...

10 năm thành lập Sudecom
Thăm dò ý kiến

Bạn biết về SUDECOM qua đâu?

Sudecom Fanpage
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây