Chia sẻ kết quả mô hình giám sát xây dựng nông thôn mới tại xã Tân Đồng

Chủ nhật - 14/05/2017 09:36
Mô hình “Tăng cường năng lực giám sát của cộng đồng dân tộc thiểu số trong xây dựng nông thôn mới tại xã Tân Đồng - tỉnh Yên Bái ” là giải thưởng VACI về sáng kiến phòng chống tham nhũng do Thanh tra Chính phủ và Ngân Hàng thế Giới chủ trì tổ chức năm 2014 trao tặng cho SUDECOM thực hiện tại xã Tân Đồng- Huyện Trấn Yên , tỉnh Yên bái.

SUDECOM XIN CHIA SẺ KẾT QUẢ CÁC BƯỚCTHỰC HIỆN MÔ HÌNH DỰ ÁN

Với mục đích của đề tài Nhằm nâng cao năng lực giám sát của cộng đồng, thúc đẩy công khai, minh bạch trong xây dựng nông thôn mới tại xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, góp phần phòng chống tham nhũng lãng phí.

* Bước 1:Biên soạn tài liệu :

- Do là mô hình dự án mới chưa được thực hiện ở các nơi khác nên tất cả các tài liệu tập huấn, truyền thông phục vụ cho dự án Trung tâm SUDECOM đều phải tự biên soạn dựa trên các văn bản pháp luật hiện hành như: Hiến pháp năm 2013; Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn(Số: 34/2007/PL-UBTVQH11 của Ủy ban thường vụ Quốc hội); Luật phòng chống tham nhũng (Luật số 27/2012/QH13); Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (Theo Quyết định số 491/QĐ-TTg của Thủ Tướng chính phủ) và xuất bản 3000 tờ gấp.

* Bước 2: Tổ chức triển khai giới thiệu dự án cho xã và thôn.

. Trung tâm SUDECOM đã tổ chức 1 hội nghị triển khai dự ántại trụ sở UBND xã, với phương pháp làm việc nhóm dự án vừa truyền tải được các mục đích mục tiêu dự án đến đại biểu, đồng thời cũng nhận lại được các ý kiến tham gia đóng góp cũng như tìm hiểu về tình hình thực tế và những đặc thù của địa phương để dự án đưa ra được các phương pháp triển khai cho phù hợp và hiệu quả.

Tiếp đó dự án đã tổ chức 8 cuộc họp thôn trực tiếp tại 8 thôn trong xã để giới thiệu dự án và quán triệt mục đích mục tiêu dự án.

* Bước 3:Trang bị kiến thức và kỹ năng giám sát cho cán bộ và người dân.

- Dự án đã tổ chức 2 lớp tập huấn cho 100 cán bộ lãnh đạo và các ban ngành liên quan của xã và đại diện cán bộ lãnh đạo thôn về phương pháp tiếp nhận thông tin, thu thập thông tin, phản ánh, xử lý thông tin ý kiến của người dân, phản ánh, xử lý thông tin ý kiến của người dân về đóng góp và các công trình xây dựng nông thôn mới ;

Ông Đặng Hồng Quân( dân tộc Dao)một học viên là thành viên ban giám sát đầu tư cộng đồng chia sẻ: “Tôi được bà con tín nhiệm bầu và tham gia công tác giám sát đầu tư cộng đồng được gần 5 năm. Trước đây, khi đối mặt với những tập hồ sơ dày, nhiều thông số kỹ thuật chúng tôi gặp nhiều khó khăn vì thiếu kiến thức. Do đó, giám sát chỉ dựa vào kinh nghiệm. Chúng tôi cũng không hiểu hết thẩm quyền giám sát của mình đến đâu, giám sát những nội dung gì và bằng cách nào. Qua lớp tập huấn và thực hành, chúng tôi đã biết cách giám sát công trình để có lợi chongười dân chúng tôi”

- Dự án còn tổ chức các cuộc tập huấn truyền thông trực tiếp tới cả 8 thôn và 3 thôn điểm, cụ thể đã có 6 lớp tập huấn hướng dẫn thực hành cho 300 cán bộ và người dân tại 3 thôn điểm về các nội dung : Hướng dẫn cho người dân thu thập thông tin, công khai minh bạch việc đóng góp của cộng đồng và huy động đóng góp của hộ dân vào tiến trình xây dựng nông thôn mới và Hướng dẫn thực hành giám sát việc sử dụng vốn đóng góp của người dân trong xây dựng đường giao thông của thôn, xã đến thôn ;

- Tiếp đó dự án đã tổ chức trực tiếp 8 cuộc truyền thông cho 480 đại diện hộ dân tại 8 thôn những kiến thức về pháp luật và hiến pháp nước CHXHCNVN nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân về thực hiện các chương trình nông thôn mới cũng như thực hiện tốt các chủ trương đường lối của đảng và nhà nước.

* Bước 4 :Tổ chức tọa đàm trực tiếp giữa chính quyền và người dân giải đáp những ý kiến vướng mắc của người dân, của ban thanh tra nhân dân, ban giám sát cộng đồng về chương trình nông thôn mới.

Với mục đích là tạo thêm sự gắn kết giữa chính quyền và người dân khi thực hiện các chương trình nông thôn mới, đồng thời thông qua cuộc tọa đàm nhằm giải đáp và tháo gỡ những thắc mắc của người dân và giúp người dân hiu đầy đủ hơn v nghĩa v ca người dân tiếp tc tham gia đóng góp để hoàn thành tt nht các tiêu trí xây dng nông thôn mi

* Bước 5 : Đánh giá kết quả tác động đề án và chia sẻ nhân rộng mô hình.

- Dự án tổ chức mời các xã lân cận tham gia các hoạt động dự án nhằm chia sẻ học tập kinh nghiệm mô hình áp dụng cho các địa phương khác khi thực hiện giám sát chương trình nông thôn mới.

Nhờ có sự giám sát chặt chẽ của ban giám sát theo kiến thức mà đề án trang bị công trình nhà văn hóa thôn đã hoàn thành với tổng chi phí 270 triệu trong đó 183 triệu tiền mặt, 57 triệu công đóng góp của nhân dân và 30 triệu san gạt mặt bằng. Theo đánh giá của ông Lý Văn Thông - trưởng thôn và bà con nhân dân thì theo mô hình này công trình đã tiết kiệm được 80 triệu đồng .

Để thực hiện công khai minh bạch các khoản đóng góp của người dân đề án đã hướng dẫn và xây dựng được danh sách đóng góp niêm yết trên các hội trường thôn 3 thôn điểm. Thấy hoạt động này có hiệu quả lãnh đạo đảng ủy chính quyền xã đã chỉ đạo cả 8/8 thôn làm theo và niêm yết danh sách đóng góp của hộ dân trên các hội trường và điểm hội họp của các thôn.Các nguồn vốn của người dân đóng góp xây dựng nông thôn mới được sử dụng đúng mục đích và đạt hiệu quả.
 

Picture2
Tập huấn giám sát xây dựng nông thôn mới tại xã Tân Đồng
Picture1

Tác giả bài viết: Lê Đức Kháng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

10 năm hoạt động

TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC MIỀN NÚI (SUDECOM) Địa chỉ: Ngõ 332 – Đường Đinh Tiên Hoàng, Tổ 3, Phường Yên Thịnh, TP. Yên Bái, Tỉnh Yên Bái ĐT: 02163851198 – Fax: 02163892397 E-mail: office.sudecom@gmail.com  Trung tâm hỗ trợ phát triển bền vững...

10 năm thành lập Sudecom
Thăm dò ý kiến

Bạn biết về SUDECOM qua đâu?

Sudecom Fanpage
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây